Mục lục
1️. Chơn Thành có lực hút mạnh về hạ tầng

Chơn Thành – Bình Phước đang là một trong những khu vực thu hút nhiều nhà đầu tư địa ốc. Hấp dẫn giới đầu tư nhờ lợi thế đón sóng hạ tầng với nhiều dự án cao tốc, sân bay, quốc lộ đang được triển khai nâng cấp và xây dựng trong thời gian tới.
Bình Phước có trở thành “thủ phủ” công nghiệp mới tại phía Nam?
Đón đầu các tuyến Cao tốc quan trọng
Đơn cử như tuyến cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành giúp kết nối 3 khu vực Chơn Thành (Bình Phước) – Thủ Dầu Một (Bình Dương) và TPHCM. Theo đề án, tuyến cao tốc dài khoảng 69km, quy mô từ 6 – 8 làn xe, kéo dài tới cửa khẩu Hoa Lư. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là một trong những tuyến giao thông huyết mạch, tăng khả năng thông thương giữa các vùng kinh tế trọng điểm.
Ngoài ra, mới đây, Bình Phước và Đắk Nông vừa họp bàn về việc xây dựng tuyến cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa. Đây là dự án được đầu tư xây dựng với chiều dài khoảng 127km. Nằm trong mạng lưới phát triển đường sắt Tây Nguyên, lộ trình nằm song song với Quốc lộ 14. Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế liên vùng Đông Nam Bộ với khu vực Tây Nguyên.
Chơn Thành còn đang thừa hưởng lợi thế từ lực đẩy của nhiều hạ tầng giao thông như cao tốc Đức Hòa – Chơn Thành, tuyến Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh), tuyến Quốc lộ 13, tuyến đường Chơn Thành – Dầu Tiếng, tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh – Hoa Lư…
Lực đẩy từ quy hoạch sân bay dân dụng Hớn Quản – Chơn Thành
Đặc biệt, ngày 12/11, UBND tỉnh Bình Phước cho biết vừa nhận văn bản của Bộ Quốc phòng đồng ý để tỉnh quy hoạch sân bay Hớn Quản (tên cũ là Tecnic, do người Pháp xây dựng, hiện quân đội quản lý) thành sân bay chuyên dùng. Sân bay chuyên dùng bảo đảm hài hòa lợi ích quốc gia với cộng đồng, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, chủ quyền và phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế.
Với địa thế sát cạnh Hớn Quản, Chơn Thành hứa hẹn sẽ là điểm đón đầu làn sóng hạ tầng sân bay. Kết hợp với mạng lưới giao thông đang ngày càng hoàn thiện, đây sẽ là địa phương có nền kinh tế, xã hội và bất động sản (BĐS) phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
2. Chuyển mình lên thị xã và động lực cho thị trường BĐS tăng trưởng
Ngay từ 1/10/2022, Thị xã Chơn Thành chính thức được thành lập, trở thành một đô thị trọng điểm về phát triển kinh tế công nghiệp của Bình Phước. Với thế mạnh hiện hữu từ công nghiệp và hạ tầng, kết hợp cùng sự phát triển đô thị vượt bậc, thị trường BĐS Chơn Thành hứa hẹn sẽ có sự thu hút mạnh mẽ đối với giới đầu tư địa ốc.
Nếu như thời gian trước, sự chú ý đổ dồn vào các thị trường Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai,…thì hiện tại, Chơn Thành (Bình Phước) cũng đang dần khẳng định giá trị và vị thế của mình trên thị trường BĐS. Nhất là khi quỹ đất tại các thị trường truyền thống đang dần cạn kiệt thì những thị trường mới, giàu tiềm năng như Chơn Thành càng là điểm đến giàu sức hấp dẫn.
“Từ khi có thông tin Chơn Thành lên thị xã và thông tin về các tuyến cao tốc, sân bay sắp được triển khai, thị trường nhà đất tại Chơn Thành nhộn nhịp. Nhu cầu quan tâm, tìm kiếm nhà đất Chơn Thành tăng, cùng với đó lượng giao dịch và nhà đầu tư tới tìm hiểu thị trường ngày càng đông”, đại diện một đơn vị môi giới nhà đất tại Chơn Thành chia sẻ.
3. Phát triển công nghiệp ở Chơn Thành
Chơn Thành là một trong những địa phương của tỉnh Bình Phước có nhiều lợi thế, thế mạnh để phát triển công nghiệp, được xem là “cánh chim đầu đàn” trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Với chủ trương phát triển kinh tế, đô thị theo hướng công nghiệp hóa, tầm nhìn đến năm 2025. Bình Phước đặt kỳ vọng sẽ trở thành một trong những thủ phủ công nghiệp lớn tiếp theo sau Bình Dương của cả nước.
Bình Phước có 13 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích trên 6.000 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 53,5%, trong đó KCN Becamex – Bình Phước diện tích 2.450 ha và KCN Minh Hưng – Sikiko diện tích 655 ha. Đây là 2 KCN mới, có quy mô lớn, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại và giao thông đi lại thuận tiện, rất thích hợp cho các nhà đầu tư.
Giai đoạn 2021-2030, tỉnh mở rộng thêm 3 KCN với tổng diện tích 2.500 ha, trong đó KCN Bắc Đồng Phú 900 ha, KCN Nam Đồng Phú 600 ha, KCN Minh Hưng – Sikiko 1.000 ha; quy hoạch mới 5 KCN với tổng diện tích 6.800 ha, trong đó có KCN Đồng Phú 3.300 ha. Ngoài ra, tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư với diện tích 28.000 ha.
4. Lực hấp dẫn các “ông lớn” về đầu tư tại Chơn Thành, Bình Phước
Các lợi thế về chính sách kêu gọi đầu tư, hạ tầng giao thông xây dựng mạnh mẽ cùng triển vọng phát triển trong tương lai gần tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho Bình Phước trong mắt giới đầu tư địa ốc và công nghiệp. Thời gian gần đây, nhiều “ông lớn” đã đổ về Bình Phước, đặc biệt là Chơn Thành với quỹ đất sạch dồi dào, để tìm hiểu cơ hội đầu tư và phát triển nhiều dự án tầm cỡ như tập đoàn Vingroup, Cát Tường Group, Becamex…
Điển hình cho thành công của xu hướng này có thể kể đến là dự án Cát Tường Park House, khu đô thị theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Chơn Thành hứa hẹn sẽ khuấy động thị trường, là bất động sản nổi bật tại Bình Phước trong năm 2022. Đây là dự án được đầu tư bài bản, tạo nên bộ mặt mới cho đô thị tại nhiều vùng của Bình Phước, hứa hẹn thu hút dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước đến với tỉnh.
Vũ Hằng
Thảo luận về điều này post